Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 4, 2014

Thẩm quyền xử lý vi phạm giao thông của cảnh sát cơ động

Hỏi: Cảnh sát cơ động có được xử lý vi phạm luật giao thông không? Đáp: Theo khoản 4 Điều 68 Nghị định 171/2013 của Chính phủ về phân định thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì các lực lượng như CSTT, CS113, CSCĐ, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, trưởng công an cấp xã trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến TTATGT đường bộ, Theo đó, cảnh sát cơ động có thẩm quyền xử lý những hành vi sai phạm sau: - Đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy mà không đặt ngay báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe theo quy định. - Bấm còi hoặc gây ồn ào, tiếng động lớn làm ảnh hưởng đến sự yên tĩnh trong đô thị và khu đông dân cư. - Dừng xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25 m. - Quay đầu xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt. - Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều, trừ trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn c

Không đăng kí kết hôn có được quyền nuôi con?

Hỏi: Tôi và chồng đã tổ chức đám cưới nhưng không đăng kí kết hôn, hiện nay con em mới được 8 tháng. Xin hỏi chồng tôi muốn giành quyền nuôi con thì thế nào? Tôi có quyền nuôi con không? Đáp: Vì bạn không đăng kí kết hôn nên người cha của đứa trẻ không đương nhiên được công nhận theo pháp luật, anh ta muốn nhận con sẽ phải yêu cầu Tòa án làm thủ tục xác nhận cha con. Khi có tranh chấp về quyền nuôi con dù không có đăng kí kết hôn Tòa án vẫn thụ lý và giải quyết như sau: Về nguyên tắc, việc ai là người nuôi con có thể được các bên đương sự  tự thỏa thuận với nhau và được tòa án ghi nhận trong bản án. Sau khi phân chia quyền nuôi con thì một bên vẫn có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con khi chưa thành niên (dưới 18 tuổi) hoặc đã thành niên nhưng bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng (mức cấp dưỡng tùy theo điều kiện kinh tế hoặc theo thỏa thuận) để người k

Học sinh đánh bài giải trí cũng bị phạt

Hỏi: Tôi kinh doanh quán cà phê và khách chủ yếu là học sinh, sinh viên. Các em đến quán thường chơi đánh bài để trả tiền cafe hoặc giải trí. Vậy tôi và những em tham gia đánh bài này có vi phạm pháp luật không? Nếu có thì sẽ bị xử lý như thế nào? Trả lời: Theo quy định của Bộ luật Hình sự (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009) về Tội đánh bạc và Nghị định số 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ, việc đánh bạc có thể được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau (như: xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế...) và người chơi có thể được, thua bằng tiền hoặc hiện vật. Nếu việc được, thua bằng tiền hay hiện vật có giá trị từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng người chơi đã bị kết án về tội Đánh bạc hoặc Tội tổ chức đánh bạc hoặc Gá bạc, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Đánh bạc theo khoản 1 Điều 248 Bộ luật Hình sự. Pháp luật không quy định mức tối thiểu của việc được, thua phải từ