Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 6, 2014

Hình thức kỷ luật cho công chức sinh con thứ 3?

Hình ảnh
Hỏi: Tôi năm nay 32 tuổi, là công chức nhà nước công tác tại Sở tài chính tỉnh. Tôi có 2 con nhưng lỡ có bầu đứa thứ 3...Vậy xin hỏi, công chức sinh con thứ 3 có bị đuổi việc không? Nếu có thì căn cứ vào điều khoản nào? Còn trường hợp không thể đuổi việc tôi vì tôi sinh con thứ 3 thì hình thức nặng nhất như thế nào? Đáp: Mục tiêu chính sách dân số là duy trì mỗi cặp vợ chồng có một hoặc hai con để ổn định quy mô dân số, bảo đảm cơ cấu dân số và phân bố dân cư hợp lý, nâng cao chất lượng dân số. Về hình thức xử phạt đối với trường hợp sinh con thứ 3 tại Điều 5 Quy chế xử lý kỷ luật công chức, viên chức Bộ tài chính vi phạm chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình (được bạn hành kèm theo Quyết định số 1531/QĐ-BTC ngày 23/06/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) hình thức kỷ luật như sau: - Hình thức kỷ luật “Khiển trách”: áp dụng đối với các công chức, viên chức sinh con thứ 3. - Hình thức kỷ luật “Cảnh cáo”: áp dụng đối với công chức, viên chức sinh con thứ 4. - Hình thức kỷ luật “Cách chức”

Cho mượn xe và bị cầm đồ, có kiện được không?

Hỏi: Tôi có cho bạn tôi mượn một chiếc xe máy Wave @. Nhưng bạn tôi đã mang chiếc xe đó đi cầm đồ và tiêu hết tiền. Xin cho biết tôi có thể làm gì, liệu có kiện được bạn tôi không? Đáp: Theo quy định tại điều 326 Bộ luật dân sự năm 2005 có quy định: “Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự”. Bạn cho bạn của bạn mượn xe nhưng bạn của bạn lại cầm chiếc xe đó đi cầm cố để lấy tiền tiêu tài sản riêng đó là việc làm vi phạm pháp luật. Vì vậy việc bạn của bạn đem chiếc xe của bạn đi ra hiệu cầm đồ cầm cố tài sản đó là một giao dịch dân sự vô hiệu. Theo quy định tại điều 137 của Bộ luật dân sự thì: “. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu  1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập. 2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn

Các trường hợp bệnh lý được miễn đi nghĩa vụ quân sự

Hỏi:   Em có giấy gọi đi khám sức khỏe quân sự khi em vừa 22 tuổi . Tuy nhiên, em đang bị 2 bệnh một lúc: một là bệnh tinh hoàn ẩn từ khi mới sinh tới nay (1 tinh hoàn còn kẹt trên bẹn chưa xuống bìu) , hai là bệnh trĩ và đi ngoài hay ra máu. Như vậy, em có được miễn nghĩa vụ quân sự hay không? Đáp: Tiêu chuẩn sức khỏe theo Thông tư167/2010/TT-BQP: a) Tuyển những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo tiêu chuẩn sức khỏe quy định của liên Bộ Y tế - Bộ Quốc phòng về việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự. b) Các đơn vị quy định tại điểm c khoản 2 Điều 4 Thông tư này thực hiện các tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ, các tiêu chuẩn khác về sức khỏe thực hiện theo tiêu chuẩn chung. c) Những công dân mắt tật khúc xạ về mắt, nghiện ma túy, nhiễm HIV, AIDS, không gọi nhập ngũ vào Quân đội. Trường hợp được miễn nghĩa vụ quân sự vì lý do bệnh tật: 1. Động kinh thỉnh thoảng lên cơn; 2. Tâm thần: Điên rồ, mất trí, cuồng dại 3. Phù thũng lâu ngày do bị các bệnh như: suy tim, viêm thận

Vợ đòi ly hôn bắt chồng bồi thường 624 triệu tiền… phục vụ ham muốn

Hình ảnh
Trên báo Pháp luật TP. Hồ Chí Minh đã đăng tải bài viết thu hút sự quan tâm của dư luận có tên “Đòi tiền phục vụ… ham muốn của chồng”. Dư luận bị thu hút bởi câu chuyện một người phụ nữ tên H. ở quận Bình Thạnh (TP.HCM) lần thứ 5 nộp đơn xin ly hôn ra tòa. Trong đơn ly hôn, người vợ yêu cầu chồng phải trả tiền chăm sóc con cái, tiền sửa chữa nhà, tiền công chăm chồng và cả tiền… quan hệ tình dục hơn 26 năm làm vợ với số tiền lên tới 624 triệu đồng mà chồng bà chỉ làm nghề bảo vệ. Trước đó, bà đã bốn lần để đơn ra tòa ly hôn nhưng sau đó lại rút đơn. Về phía ông chồng làm nghề bảo vệ , thái độ của ông như thế nào trước những lời tố cáo của vợ, trước những đòi hỏi dở khóc dở cười và nguy cơ gia đình tan vỡ?   Ngày làm thợ hồ, đêm làm bảo vệ mà không dám về nhà ngủ Chúng tôi gặp ông Tr., câu đầu tiên ông nói là: “Vợ tôi bị điên mất rồi!”. Nói xong ông cười khà khà như không có chuyện gì xảy ra. “Cô thấy đó, ban ngày tôi đi làm thợ hồ, đêm đến đi làm bảo vệ rồi ngủ lại chứ không dám về nhà

Hành vi đánh đập bố mẹ đẻ pháp luật xử lý như thế nào?

Hỏi: Gần nhà tôi có một gia đình, con trai của họ không có công ăn việc làm, thích đàn đúm, chơi bời bài bạc . Cậu ta nhiều lần đi chơi không có tiền về xin tiền bố mẹ nhưng không được bèn dùng những lời lẽ từ ngữ hết sức tục tĩu để chửi, thậm chí còn hành hung, đánh đập bố mẹ. Xin hỏi với những hành vi như thế nếu khởi kiện cậu ta sẽ bị pháp luật xử lý như thế nào, có phải đi tù không? Đáp: Khi người có hành vi ngược đãi cha, mẹ đã bị xử phạt hành chính mà vẫn tiếp tục có hành vi ngược đãi cha, mẹ mình thì sẽ bị xử lý hình sự theo quy định tại Điều 151 Bộ luật hình sự - Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình : “Người nào ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt  tù từ ba tháng đến ba năm”. Như vậy, theo quy định nêu trên tùy vào