Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 4, 2016

Vì tôi là con vua - Hoàng tử Miên Phú bất chấp phép nước

Hình ảnh
Vua Minh Mạng (1791 - 1841) nổi tiếng trong lịch sử nhà Nguyễn. Tuy có tới 142 người con (gồm 78 trai - thường có tên gắn với chữ “Miên”, 64 gái) và tuy rất bận với công việc trong triều, song ông luôn để ý đến họ, thấy họ sai là chấn chỉnh luôn. Câu chuyện dưới đây là ví dụ điển hình về việc răn dạy con rất nghiêm khắc của ông. Trong số các con trai của vua Minh Mạng có hoàng tử Miên Phú. Cậy thế vua cha, Phú thường chơi bời lêu lổng. Vào một đêm tháng Một năm Ất Mùi (tháng 12 năm 1835), trời rét, Miên Phú cùng bọn phủ thuộc là Hoàng Văn Vân, Bùi Văn Nghị, Bùi Văn Quế tổ chức đua ngựa ở ngoài hoàng thành. Đua được mấy vòng, Miên Phú về trước, mấy tên phủ thuộc tiếp tục cho ngựa chạy thi. Vó ngựa rầm rập gây náo loạn nhiều đường phố. Một bà già đi bên đường tránh không kịp, bị ngựa của Hoàng Văn Vân xéo chết! Bạn nghĩ sao? Những hành động xấu xí cần phải tránh làm tại sân bay Vua Minh Mạng được tin, sai các quan đại thần là Trương Văn Quế, Tôn Thất Bằng, Phan Bá Đạt đi điều tra. Ngày h

Nếu bán nhà mà vợ không đồng ý thì có được không?

Hình ảnh
Vợ chồng tôi hiện đang sống ở căn nhà thuộc ngoại thành Hà Nội, nay do công việc của tôi có sự điều chuyển nên muốn bán đi mua 1 căn chung cư nhỏ trong nội thành. Căn nhà có sổ đỏ, mua khi hai vợ chồng kết hôn, hiện đang đứng tên tôi, nay tôi muốn bán mà không cần có sự đồng ý của vợ có được không? Theo khoản 1 Điều 27 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000, tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thoả thuận là tài sản chung. Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thoả thuận. Có thể bạn chưa biết:  Sứa đỏ - món ăn cầu kỳ đã về với người Hà Thành Do vậy ngôi nhà mua trong thời kỳ hôn nhân nên v

Thẩm quyền tòa án gia đình với người chưa thành niên

Hình ảnh
Theo dự thảo lần 1 Đề án Tòa án gia đình và người chưa thành niên thì Tòa án này giải quyết tất cả các vụ án liên quan đến người chưa thành niên cả về dân sự, hình sự, hôn nhân và gia đình. Phương án này có ưu điểm là hình thành một hệ thống Tòa án chuyên trách có nhiệm vụ giải quyết tất cả những vụ việc liên quan đến người chưa thành niên một cách có hệ thống, toàn diện. Xét xử tất cả hay chỉ các vụ án hình sự ? Theo dự thảo lần 1 Đề án Tòa án gia đình và người chưa thành niên thì Tòa án này giải quyết tất cả các vụ án liên quan đến người chưa thành niên cả về dân sự, hình sự, hôn nhân và gia đình. Phương án này có ưu điểm là hình thành một hệ thống Tòa án chuyên trách có nhiệm vụ giải quyết tất cả những vụ việc liên quan đến người chưa thành niên một cách có hệ thống, toàn diện. Như vậy, phạm vi thẩm quyền của Tòa này rất rộng, nên nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của nó trong bối cảnh của ngành Tòa án Việt Nam cũng như hệ thống pháp luật hiện hành. Nếu phương án này được chấp

Quy định các luật trong phòng chống rửa tiền

Hình ảnh
Theo như dự thảo Luật thì rửa tiền chủ yếu thông qua giao dịch ngân hàng, trong khi đó rửa tiền qua rất nhiều kênh, đầu tư vào nhà hàng, khách sạn, kinh doanh bất động sản, chứng khoán, ngân hàng chỉ là một kênh thôi. Điều đó chứng tỏ suốt từ năm 2005 đến nay, khi thành lập Cục rửa tiền nhưng có phát hiện ra vụ rửa tiền nào đâu. ĐBQH Đỗ Văn Đương (TP Hồ Chí Minh): Chưa nhận diện được các hành vi rửa tiền Luật này có một sứ mệnh rất quan trọng là phải liệt kê được để có thể nhận dạng những hành vi rửa tiền giống như nhận dạng 12 hành vi tham nhũng trong Luật Phòng, chống tham nhũng. Nhưng đáng tiếc dự thảo luật không nhận dạng được các hành vi này mà đưa ra khái niệm rửa tiền. Thực chất, Bộ luật Hình sự cũng đã quy định, nếu như có trợ giúp cho các hành vi rửa tiền hoặc chiếm hữu các tài sản mà thời điểm đó biết rõ phạm tội mà có thì cũng đều là đồng phạm của tội phạm rửa tiền và cũng là tội phạm của tội chứa chấp, tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Theo như dự thảo Luật th

Hình phạt cảnh cáo - Có nên bỏ hay không?

Hình ảnh
Cảnh cáo là 1 trong 7 loại hình phạt chính trong Bộ luật Hình sự (BLHS). Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy loại hình phạt này ít được áp dụng và không đáp ứng được yêu cầu đấu tranh, phòng, chống tội phạm; đồng thời cũng chưa phù hợp với pháp luật hình sự của nhiều nước trên thế giới. Cảnh cáo là một hình phạt có tính cưỡng chế, ít nghiêm khắc và nhẹ nhất trong hệ thống các hình phạt chính được quy định trong BLHS. Về cơ cấu, trong tổng số các điều luật của phần các tội phạm của BLHS thì số điều luật quy định về hình phạt cảnh cáo tại phần các tội phạm là 36/276 điều luật (hơn 13%) – chiếm một tỷ lệ đáng kể. Theo đó, cảnh cáo có thể được hiểu là sự khiển trách công khai của Tòa án - nhân danh Nhà nước đối với người phạm tội. Điều 29 BLHS quy định “Cảnh cáo được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt”. Như vậy, điều luật yêu cầu để áp dụng hình phạt này phải có đủ 2 điều kiện là: tội danh của người phạm tội phải thỏa