Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 7, 2016

Chưa đủ tuổi điều khiển xe máy thì bị phạt như thế nào?

Hình ảnh
Theo quy định của pháp luật, người điều khiển phương tiện giao thông phải đủ độ tuổi , sức khoẻ và có Giấy phép lái xe. Người chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện giao thông sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.  Thứ nhất, độ tuổi lái xe được quy định tại Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008 như sau: - Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3. - Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi. >>>> Quảng cáo : Công ty cổ phần tiến bộ quốc tế Đại Việt JSC cung cấp các dịch vụ hàng đầu về du học, du lịch và xuất khẩu lao đông. Đại Việt luôn mang lại niềm tin vững chắc cho khách hàng.  - Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2). - Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở ngư

Cảnh sát giao thông có được phép đạp người tham gia giao thông

Hình ảnh
Cảnh sát giao thông (CSGT) trong trường hợp thực thi công vụ mà đạp, đá vào người vi phạm mà người này đã gây tai nạn giao thông làm thiệt hại tính mạng, sức khỏe thân thể của người khác thì cảnh sát giao thông không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tuy nhiên nếu người tham gia giao thông chỉ vi phạm hành chính thì hành vi đạp, đá của người cảnh sát giao thông (CSGT) là trái pháp luật và có thể bị xử lý hình sự. Ngày 18/7/2016, trên mạng xã hội xuất hiện đoạn clip ghi lại cảnh một người mặc trang phục cảnh sát giao thông (CSGT) lao ra chặn xe máy của nhóm thanh niên chạy ngược chiều trên phố. Theo clip, người mặc trang phục cảnh sát giao thông (CSGT) chạy từ vỉa hè, lao ra giữa đường chặn bắt nhóm đi xe máy. Sau khi người này giơ chân lên, chiếc xe mất lái, đâm vào dải phân cách cứng rồi trượt trên mặt đường. Hai thanh niên trên xe máy văng lên phần đất nằm giữa dải phân cách, gần đó là tủ điện. Hành động trên của cảnh sát giao thông (CSGT) đã chia cộng đồng mạng thành hai bên: một bên

Vượt đèn vàng sẽ bị phạt như vượt đèn đỏ

Hình ảnh
Từ ngày 1/8/2016, Nghị định 46/2016/NĐ-CP về xử phạt vi phạm giao thông trong lĩnh vực đường bộ và đường sắt có hiệu lực thi hành thay thế nghị định 171/2013 trước đây. Theo đó, có một số thay đổi đáng chú ý, trong đó có việc người tham gia giao thông nếu điều khiển xe vượt đèn vàng sẽ bị xử phạt như vượt đèn đỏ khác với mức phạt trước đây mà nghị định cũ đã quy định (mức phạt vượt đèn vàng thấp hơn vượt đèn đỏ). Cụ thể căn cứ nghị định 171/2013, xe ô tô khi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông thì bị phạt từ 600.000 đến 800.000 đồng ngoại trừ trường hợp khi tín hiệu đèn giao thông đã chuyển sang màu đỏ nhưng không dừng lại trước vạch dừng mà vẫn tiếp tục đi, trừ trường hợp đã đi qua vạch dừng trước khi tín hiệu đèn giao thông chuyển sang màu vàng thì bị phạt từ 800.000 đến 1.200.000 đồng. Còn đối với người điều khiển xe mô tô xe gắn máy mà không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông thì bị phạt từ 100.000 đến 200.000 đồng trừ trường hợp khi tín hiệu đèn giao

Lỗi dừng , đỗ ô tô sai quy định sẽ bị phạt như thế nào ?

Hình ảnh
Tài xế khi dừng, đỗ tô tô trái quy  định của pháp luật thì sẽ bị phạt tiền và tùy vào từng tình huống cụ thể sẽ bị áp dụng hình phạt là tước giấy phép lái xe theo quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có hiệu lực từ ngày 1/8/2016. Mức phạt từ 100.000 đến 200.000 đồng đối với trường hợp tài xế dừng xe, đỗ xe không có tín hiệu báo cho người điều khiển khác biết. Mức phạt từ 300.000 đến 200.000 đồng đối với các trường hợp sau: - Tài xế dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường rộng;  - Tài xế dừng xe, đỗ xe không sát mép đường phía bên phải theo chiều đi ở nơi đường có lề đường hẹp hoặc không có lề đường;  - Tài xế dừng xe, đỗ xe ngược với chiều lưu thông của làn đường;  - Tài xế đỗ xe trên dốc không chèn bánh; - Tài xế dừng xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25 m;  - Tài xế dừng xe trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe bu

Cảnh sát giao thông được dừng xe khi nào ?

Ngày 15/2/2016, Thông tư 01/2016/TT-BCA Quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của cảnh sát giao thông có hiệu lực, thay thế Thông tư 65 ban hành ngày 30/10/2012. Vào ngày 4/1/2016 Bộ Công An ban hành thông tư 01/2016/TT -BCA quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của cảnh sát giao thông. Theo đó, thông tư có hiệu lực từ ngày 15/2/2016 cảnh sát giao thông có quyền được dừng các phương tiện đang tham gia giao thông đường bộ; kiểm soát phương tiện, giấy tờ của phương tiện; kiểm soát người và giấy tờ của người điều khiển phương tiện, giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện đang kiểm soát, việc thực hiện các quy định về hoạt động vận tải đường bộ theo quy định pháp luật. Tuy nhiên việc dừng các phương tiện đang tham gia giao thông phải đảm bảo các yêu cầu sau: - An toàn, đúng quy định của pháp luật; - Không làm cản trở đến hoạt động giao thông; - Khi đã dừng phương tiện phải thực hiện

Tại sao trợ giúp pháp lý hiệu quả chưa cao ?

Chiến lược phát triển trợ giúp pháp lý (TGPL) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 10/5/2011 góp phần nâng cao hiệu quả công tác TGPL, đáp ứng nhu cầu TGPL ngày càng đa dạng của người được TGPL. Tuy nhiên, theo đánh giá chung, hiệu quả TGPL chưa cao, chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. Vậy, đâu là nguyên nhân của vấn đề này, cần phải được chỉ rõ. TGPL là một chính sách lớn trong tổng thể chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước ta. Trên cơ sở của Luật Trợ giúp pháp lý, những năm qua, hoạt động TGPL ngày càng đi vào nền nếp, không chỉ bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người được TGPL, nâng cao ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật mà còn hỗ trợ các cơ quan trong thực thi công vụ. Đây được coi là hoạt động có ý nghĩa xã hội và nhân văn sâu sắc. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác TGPL còn nhiều bất cập. Nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả của công tác TGPL cũng được chỉ ra. Theo đánh giá của Phó chủ tịch QH Uông Chu Lưu, trong bối cảnh đất nước còn

Tăng thuế bia riệu liệu có giảm được tiêu thụ ?

Mức đánh thuế như hiện nay chưa đủ sức để hạn chế tiêu dùng bia rượu. Nhưng một số ý kiến cho rằng dù giá bia tăng thì người dân vẫn… uống như thường. Số liệu mà Tổng cục Thống kê vừa công bố, năm 2013 Việt Nam tiêu thụ 3 tỉ lít bia, tương đương số tiền 3 tỉ USD đã khiến nhiều người giật mình. Trước thực trạng đâu đâu cũng nhậu, việc gì cũng nhậu..., nhiều chuyên gia đề xuất cần áp thuế cho mặt hàng này cao hơn nữa để vừa thu ngân sách, vừa hạn chế tiêu thụ rượu bia cùng những tác hại về xã hội, sức khỏe... của nó. Đánh thuế mạnh, bớt người uống bia! Thói quen uống bia của người Việt một phần do bia ở Việt Nam quá rẻ và dễ mua. Hàng quán nào cũng có thể bán mà không có bất cứ quy định, tiêu chuẩn nào. Các quán nhậu thượng vàng hạ cám lại mọc lên như nấm khiến thói quen nhậu nhẹt càng được dịp lên ngôi. Chuyên gia kinh tế Nguyễn Quang A cho rằng không thể để bia rượu bán tràn lan như hiện nay. “Một số nước siết ngay từ khâu phân phối, tức là với các siêu thị thì giá bia